Bệnh huyết áp cao và tất cả những điều bạn cần biết

Xếp hạng: 4.5 (27 bình chọn)
Mục lục [ Ẩn ]

Mức độ tử vong sớm do bệnh tật trên toàn cầu đã lên đến mức báo động, trong đó tử vong do bệnh huyết áp cao chiếm đến 20% (theo Tổ chức y tế thế giới). Vậy để biết vì sao tỷ lệ này lại cao, và làm cách nào để cải thiện được bệnh? Cùng tìm hiểu nhé.

Chúng ta thường mong muốn một đời không phải uống thuốc, không phải đối mặt với bệnh viện hay máy móc y tế, nhưng điều đó đối với những người đang có bệnh lý mà nói thì là ước mơ xa vời, nhất là người đang vô tình mắc phải bệnh huyết áp cao.

Bệnh huyết áp cao - "kẻ giết người thầm lặng"

Bệnh huyết áp cao - "kẻ giết người thầm lặng"

Bệnh huyết áp cao là gì?

Chúng ta thường nghe ông bà cha mẹ hoặc một ai đó nhắc về hai từ huyết áp như thế này: “Hôm nay tôi phải đo huyết áp”, “Huyết áp tôi bị tăng”, “Tôi không ăn được đồ mặn, vì có bệnh huyết áp cao”, … Vậy thì huyết áp là gì? Và bệnh huyết áp cao là gì?

Trong y học, huyết áp được định nghĩa là lực tác động của máu lên các động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp.

Huyết áp cao sẽ xảy ra khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Khi huyết áp tăng qua ngưỡng quy định ở một người bình thường, và chỉ số đã được xác định thông qua máy móc theo đúng quy trình thì được gọi là bệnh.

Ngưỡng chẩn đoán bệnh huyết áp cao sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cách đo.

Các ngưỡng chuẩn đoán bệnh huyết áp cao

Hiện nay, việc theo dõi tình trạng chỉ số huyết áp đã được thuận tiện hơn vì hầu hết các máy móc thông dụng trên thị trường đều phục vụ rất tốt. Tuy nhiên, để chính xác hơn khi kiểm tra, cần lưu ý các điều sau:

  • Mỗi lần đo huyết áo cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau khoảng 01 phút ở tư thế ngồi.
  • Cần đo huyết áp 02 lần/ngày, tốt nhất 01 lần vào buổi sáng và 01 lần vào buổi tối.
  • Cần đo huyết áp liên tục ít nhất 04 ngày, lý tưởng là 07 ngày. Loại bỏ ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung bình của các lần đo còn lại (≥135/85 mmHg) để khẳng định chẩn đoán.

Người bình thường khi kiểm tra huyết áp cần phải lặp lại quy trình này trong 02 năm/lần, người bị tiền huyết áp cao (Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 85-89 mmHg) nên thay đổi lối sống, kiểm tra lại sau một năm. Trong khi đó, người bị bệnh huyết áp cao cần phải tiến hành điều trị và theo dõi xuyên suốt để tránh nguy cơ biến chứng khác.

Kiểm tra chỉ số huyết áp bằng máy
Kiểm tra chỉ số huyết áp bằng máy

Nguyên nhân hình thành bệnh huyết áp cao

Phần lớn bệnh huyết áp cao ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân, chỉ có khoảng 10% là có nguyên nhân, tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thứ phát, sẽ bao gồm các trường hợp sau:

  • Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viên thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.
  • Hẹp động mạch thận.
  • U tủy thượng thận (Pheocromocytome).
  • Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn).
  • Hội chứng Cushing’s.
  • Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
  • Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi …).
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Bệnh Takayasu.
  • Nhiễm độc thai nghén.
  • Ngừng thở khi ngủ.
  • Yếu tố tâm thần …

Với bất kì nguyên nhân nào, bệnh huyết áp cao vẫn phải được thăm khám bởi các dụng cụ khoa học và chẩn đoán của các y bác sĩ mới có thể khẳng định được mức độ bệnh và cách điều trị phù hợp nhất.

Triệu chứng huyết áp cao và biến chứng của bệnh

Người bị bệnh huyết áp cao thường sẽ rất ít triệu chứng. Dấu hiệu nhận biết thường sẽ biểu hiện ra bên ngoài như đau đầu, đau ngực, khó thở, dễ mệt mỏi… Tuy nhiên có vài trường hợp tăng huyết áp nhưng không biết vì không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nào. Triệu chứng phát bệnh không nhiều nhưng biến chứng của bệnh này vô cùng phức tạp và nguy hiểm.

Lí do mà người ta gọi bệnh huyết áp cao là “kẻ giết người thầm lặng” là khi bệnh nhân vô tình không phát hiện ra bệnh, hoặc đã biết bệnh nhưng lại không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận, … Các biến chứng tăng dần theo từng mức độ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cho bản thân người bệnh, cho gia đình và toàn xã hội.

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh huyết áp cao

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh huyết áp cao

Điều trị và kiểm soát bệnh

Bệnh huyết áp cao là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, đúng - đủ hàng ngày, điều trị trong thời gian dài. Mục tiêu của điều trị là ổn định chỉ số huyết áp ở mức bình thường và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.

“Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

Điều trị bệnh huyết áp cao có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, nhưng việc điều trị có đạt hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào sự hợp tác của người bệnh. Thêm vào đó, việc thay đổi lối sống và sinh hoạt cũng cực kì quan trọng, nhằm tăng hiệu quả và điều trị và phục hồi tốt cho người bị bệnh.

Một số thay đổi trong cuộc sống hàng ngày cần lưu ý, áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng:

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

  • Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân).

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

- Hạn chế uống rượu, bia.

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

- Tăng cường hoạt động thể lực.

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh huyết áp cao

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh huyết áp cao

Nhận thức về bệnh tật của con người trong xã hội ngày nay rất cao. Tuy nhiên, xã hội càng hiện đại thì con người càng cố gắng để từng bước giành lấy chỗ đứng. Chính vì điều đó đã làm cho họ ngày càng bận rộn hơn. Việc suốt ngày 12 tiếng tập trung vào máy tính, ăn uống các loại thức ăn nhanh, hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia trở thành thói quen khó bỏ, bệnh huyết áp cao từ đó mà hình thành.

Cần phải nhắc lại rằng, khi đã được chẩn đoán bị bệnh huyết áp cao thì phải liên tục điều trị và suốt đời. Trong quá trình đó, huyết áp sẽ được kiểm soát, nếu ngừng đột ngột sẽ dễ xảy ra việc huyết áp tăng mạnh và biến chứng lúc này là cao nhất. Cho nên, để không phải suốt đời sống chung với bệnh tật, từ bây giờ chúng ta nên tích cực hơn trong lối sống và sinh hoạt, thường xuyên thăm khám sức khỏe của bản thân và cho cả gia đình. Nếu muốn khỏe mạnh, chúng ta càng nên trân trọng cuộc sống, càng trân trọng cuộc sống thì phải thận trọng với bệnh. Điều đó chẳng bao giờ là thừa thãi, mà còn giúp con người tăng tuổi thọ, sống lâu hơn.

ÍCH ÁP CAO - TỐT CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ích Áp Cao được chiết xuất từ 2 loại thảo dược truyền thống Vương tôn & Giảo cổ lam. Giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giảm cholesterol; hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

ĐẶT MUA ÍCH ÁP CAO NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI 10 TẶNG 1

*
*

Bình luận