Choáng váng, đau đầu, mất ngủ, khó thở, đỏ mặt… có thể là biểu hiện cao huyết áp đang cảnh báo cho cơ thể. Song nhiều trường hợp bệnh không hề có triệu chứng gì nên người bệnh chủ quan hoặc cho rằng đó là dấu hiệu bình thường khi cơ thể mệt mỏi.
Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp mỗi năm và điều ngạc nhiên là gần 50% số ca chưa được phát hiện bởi biểu hiện cao huyết áp rất nghèo nàn. Hầu như người bệnh chẳng bao giờ biết được mình bị bệnh bằng các triệu chứng, mà chỉ khi nào khám bệnh mới được chẩn đoán.

Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp (hay tăng huyết áp, tăng xông) là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch cao hơn so với bình thường.
Để đánh giá huyết áp, người ta thường dựa vào hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (kí hiệu huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương, đơn vị mmHg).
Bệnh cao huyết áp được chia thành nhiều loại, ví dụ như cao huyết áp vô căn hay cao huyết áp tự phát, tăng huyết áp thứ phát, cao tăng huyết áp tâm thu, tiền sản giật. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam:
- Người bình thường: Có huyết áp dưới 120/80 mmHg
- Người bị tiền cao huyết áp: từ 120/80mmHg - dưới 140/ 90mmHg
- Người bị tăng huyết áp: Từ 140/90mmHg trở lên

Tin liên quan
Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh huyết áp cao đều không rõ nguyên nhân (cao huyết áp nguyên phát), chiếm khoảng 90 - 95% số ca. Khoảng 5 - 10% số ca còn lại là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát), thường do người bệnh đang mắc các bệnh liên quan đến thận, tim mạch hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc cảm. Trong trường hợp tăng xông do uống thuốc thì khoảng vài tuần sau khi ngưng thuốc huyết áp thường sẽ trở lại bình thường.
Biểu hiện cao huyết áp
Dưới đây là những biểu hiện cao huyết áp mà bạn cần chú ý, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác:
- Chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường khi đo huyết áp bằng máy
Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường thì rất có thể bạn đang mắc bệnh tăng xông. Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi chỉ số này để kịp thời phát hiện bệnh.
- Chóng mặt
Chóng mặt là biểu hiện thường gặp ở những người bị cao huyết áp. Ngoài ra, bạn còn có thể bị choáng đột ngột, mất thăng bằng khiến việc đi lại khó khăn, thậm chí là đột quỵ.
- Buồn nôn
Người bị tăng xông thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác như đau dạ dày. Để chắc chắn hơn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
- Tê, ngứa gan bàn chân, bàn tay
Đây là những dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân là do khi huyết áp tăng cao, các dây thần kinh bị tê liệt khiến bạn có cảm giác tê bì hoặc ngứa gan tứ chi.
- Xuất huyết kết mạc
Xuất huyết kết mạc thường là biểu hiện cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường.
- Chảy máu mũi
Những người bị bệnh ở giai đoạn đầu có thể bị chảy máu mũi đột ngột, khó ngừng.
- Đau nhức đầu, đau mỏi vai gáy
Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức đầu, đau mỏi vai gáy thì rất có thể bệnh cao huyết áp đã chuyển biến nặng. Trong trường hợp nhẹ, dấu hiệu này thường ít xuất hiện.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cao huyết áp có thể có triệu chứng báo hiệu trước như trên hoặc thấy o o trong tai, ruồi bay trong mắt... Tuy nhiên, thực tế nhiều người chỉ biết có bệnh khi nhập viện cấp cứu vì đột quỵ.
Có nhiều người huyết áp vọt lên đến hơn 200 nhưng họ lại không thấy triệu chứng gì. Cũng vì thế mà bệnh cao huyết áp còn gọi được gọi là sát thủ thầm lặng. Cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 02 lần.

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim làm cho hàng trăm nghìn người bị tử vong, liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Nó có thể gây xuất huyết não, vỡ mạch máu não. Vì thế, nhiều người tử vong đột ngột trong vòng 1 – 2 phút mà không biết nguyên nhân. Do đó, biểu hiện cao huyết áp dù ít hay nhiều, chỉ cần bạn cảm thấy một trong những dấu hiệu trên, cần đi kiểm tra sức khỏe ngay để kịp thời xử lý.
>> Xem thêm: Cách làm tỏi ngâm rượu chữa bệnh cao huyết áp
Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người cholesterol máu cao.
- Người huyết áp cao.
Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0869 289 838