Cách nhận biết huyết áp cao – bạn có biết?

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)
Mục lục [ Ẩn ]

Huyết áp cao được khẳng định qua rất nhiều trường hợp thực tế là không có triệu chứng. Thế nhưng không phải vì thế mà người bệnh không có cách nhận biết huyết áp cao. Bài viết này sẽ chỉ ra những cách cơ bản nhất để phát hiện bệnh.

Trong y học gọi bệnh huyết áp cao là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi cơ thể không cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên nào của bệnh cho đến khi biến chứng xuất hiện nhiều hơn, nhanh hơn. Cách nhận biết huyết áp cao chỉ đơn giản khi người bệnh đã được chẩn đoán hoặc cách duy nhất để xác định bệnh chính là thăm khám bác sĩ và đo huyết áp kiểm tra chỉ số một cách thường xuyên.

Huyết áp cao
Huyết áp cao

Làm sao để có cách nhận biết huyết áp cao?

Theo chỉ số thống kê bởi Viện Tim Mạch Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam vào năm 2005 ở mức 18,3% đã tăng đến 25,1% vào năm 2009.

Vấn đề là có đến 77% người dân hiểu sai về bệnh huyết áp cao và đáng lưu ý nhất chính là trong số những người bị huyết áp cao có đến 52% (khoảng 5,7 triệu người) không biết mình bị bệnh lý này. Trong khi việc phát hiện sớm huyết áp cao sẽ giúp chúng ta phòng tránh và hạn chế được những hậu quả nặng nề như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, bệnh về mắt…

Vậy làm thế nào để có cách nhận biết huyết áp cao?

1. Đo huyết áp để xác định chỉ số huyết áp chính xác

Chỉ số huyết áp là một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất đối với người nghi ngờ bị tăng huyết áp.

  • Huyết áp bình thường khi nhỏ hơn 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết tâm trương);
  • Tiền tăng huyết áp: 120-139/ 80-89 mmHg;
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: 140-159/90-99 mmHg;
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2 khi lớn hơn hoặc bằng 160/100 mmHg.

Hầu hết các trường hợp tự đo huyết áp bằng máy tại nhà, bệnh nhân chỉ nhớ một trong hai chỉ số hiển thị trên máy. ThS-BS Trần Thị Như Hoa, chuyên khoa Tim Mạch, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, cho biết: “Một số trường hợp sau khi đo có chỉ số huyết áp tâm thu nằm ở mức bình thường (dưới 120) nên nghĩ mình không bị tăng huyết áp, nhưng chỉ số huyết áp tâm trương khi đó lại ở ngưỡng tiền tăng huyết áp (80-89), đây được cho là có nguy cơ bị cao huyết áp tâm trương, vì vậy bạn cần ghi nhận lại cả hai chỉ số để bác sĩ có sự chẩn đoán chính xác nhất”.

Bên cạnh đó, chúng ta nên lưu ý những quy cách như:

  • Không đo ngay sau bữa ăn;
  • Không đo sau khi làm việc gắng sức (leo cầu thang, quét dọn nhà cửa…);
  • Không uống cà phê... và cần nghỉ ngơi, ở nơi yên tĩnh khi đo.
  • Đặc biệt, bao quấn tay hoặc dụng cụ đo phải đặt ở vị trí ngang tim.

ThS-BS Như Hoa cho biết thêm: “Quan điểm mới nhất về đo huyết áp (năm 2013) đó là nên đo ở tư thế ngồi, lần đo thứ hai nên cách lần thứ nhất ít nhất phút. Khi đo tại nhà cần lưu ý đo ở cả hai thời điểm sáng và tối. Nếu nghi ngờ huyết áp cao, thời gian theo dõi cần kéo dài ít nhất bốn ngày liên tục và lý tưởng nhất là bảy ngày”.

Đo huyết áp để biết chính xác chỉ số huyết áp
Đo huyết áp để biết chính xác chỉ số huyết áp

2. Xác định huyết áp cao qua các yếu tố nguy cơ hoặc khám sơ bộ

Những triệu chứng của huyết áp cao rất đa dạng, do đó sẽ có lúc chúng ta tự hỏi: “Mình có bị huyết áp cao không?”.

ThS-BS Như Hoa nói vui: “Tăng huyết áp có trường hợp như đeo mặt nạ”. Lý do là vì có trường hợp tăng huyết áp nhưng khi bác sĩ khám và đo thì chỉ số ở mức bình thường. Trường hợp phổ biến khác là tăng huyết áp “áo choàng trắng” tức là huyết áp tại cơ sở y tế ở mức cao nhưng chỉ số đo ở nhà thì không cao.

Những trường hợp oái oăm trên thì việc đo huyết áp tức thời không đủ để kết luận mà phải thực hiện đo huyết áp lưu động 24 giờ (Ambulatory Blood Pressure Monitoring - Máy Holter HA 24 giờ). Đây là phương tiện tốt và chính xác nhất giúp ghi nhận các chỉ số huyết áp cả ngày và đêm, khi đó bác sĩ sẽ có cái nhìn toàn cảnh về huyết áp của bạn để có thể đưa ra chẩn đoán, kế hoạch điều trị sớm, phù hợp nhất.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và theo dõi các yếu tố nguy cơ nhằm loại trừ khả năng huyết áp cao, sẽ xoay quanh các vấn đề như:

  • Về huyết áp: Thời gian tăng, thuốc đã và đang dùng - liều lượng.
  • Bệnh lý của người thân trong gia đình: Huyết áp cao, tim mạch, đột tử do tim mạch, u tuyến thượng thận, tiểu đường, gout…
  • Thói quen ăn uống (nhiều chất béo, muối…), sinh hoạt hằng ngày (vận động ít, uống nhiều rượu bia, hút thuốc), tâm lý gia đình (tình cảm, mức sống), đời sống sinh hoạt tình dục, có dùng các loại thuốc ngừa thai hay chất kích thích không.
  • Những triệu chứng có thể liên quan: Nhức đầu vào sáng sớm, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ…
Nhận biết huyết áp cao bằng việc thăm khám bác sĩ
Nhận biết huyết áp cao bằng việc thăm khám bác sĩ

Những dấu hiệu lâm sàng cảnh báo tình trạng huyết áp cao

Các triệu chứng huyết áp cao cơ bản như người bệnh cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt. Cũng có người bệnh có các triệu chứng dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng, tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng… Cụ thể thì cách nhận biết huyết áp cao sẽ được liệt kê qua các dấu hiệu cơ thể như sau:

  • Nhịp tim không đều

Bệnh nhân thường nói rằng tim họ đập thình thịch hoặc chạy đua, điều này cũng có thể tạo ra cảm giác rằng đó là việc bỏ qua một số nhịp đập.

Nhịp tim không đều là phổ biến hơn khi huyết áp cao hơn 140/90mmHg vì tim phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để đẩy máu vào mạch máu và duy trì việc cung cấp máu thích hợp cho toàn bộ mô cơ thể.

  • Vấn đề về thị lực

Một trong những vấn đề chính là bệnh võng mạc, đó là tổn thương gây ra ở võng mạc. Bệnh lý võng mạc có thể rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

  • Nhức đầu

Khi huyết áp tăng cao làm tăng áp lực bên trong cranium và gây ra cơn đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp khác với các loại đau nửa đầu hoặc đau đầu khác mà bệnh nhân đã trải qua trước đó và nó không thuyên giảm với thuốc giảm đau hiện tại.

  • Đau ngực

Người bị tăng huyết áp mãn tính có thể bị đau ngực nhẹ liên quan đến đánh trống ngực, và đây là một triệu chứng không bao giờ được bỏ qua, vì nó cho thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ra mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

  • Chóng mặt

Chóng mặt cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp nhưng chúng ta không nên bỏ qua triệu chứng này, đặc biệt là nếu khởi phát đột ngột. Chóng mặt đột ngột, cơ thể mất thăng bằng hoặc việc đi lại khó khăn là những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với đột quỵ.

  • Đỏ mặt

Đỏ bừng mặt xảy ra khi các mạch máu trong mặt giãn ra. Nó có thể là phản ứng với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra với căng thẳng cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu và tập thể dục – tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Đỏ mặt có thể là phản ứng báo hiệu rằng huyết áp của bạn đang lên cao.

Cách nhận biết huyết áp cao qua những dấu hiệu lâm sàng trên cơ thể
Cách nhận biết huyết áp cao qua những dấu hiệu lâm sàng trên cơ thể

Qua tất cả các thông tin trên, chúng ta có thể thấy, tuy huyết áp cao được xác định là không có triệu chứng đặc hiệu nào, những dấu hiệu cơ bản trên cơ thể cũng chỉ giống các bệnh lý thông thường khác, nhưng cách nhận biết huyết áp cao cơ bản nhất là phải đo huyết áp và thăm khám, chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng – đây là nguyên tắc chuẩn. Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường trong cơ thể, người bệnh cần chú ý tuân thủ nguyên tắc này để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm từ huyết áp cao.

>> Xem thêm: Hậu quả của tăng huyết áp – bạn đã biết hết chưa?

 

ÍCH ÁP CAO - TỐT CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ích Áp Cao được chiết xuất từ 2 loại thảo dược truyền thống Vương tôn & Giảo cổ lam. Giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giảm cholesterol; hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

ĐẶT MUA ÍCH ÁP CAO NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI 10 TẶNG 1

*
*

Bình luận