Bệnh lý về huyết áp thường không bỏ qua ai, vì vậy việc theo dõi chỉ số huyết áp rất cần thiết để kiểm tra sức khỏe. Bệnh huyết áp thường còn phụ thuộc vào độ tuổi khác nhau, vì vậy bạn cần biết để theo dõi sớm các vấn đề về sự bất thường của cơ thể.
Hiểu rõ được những chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình theo dõi sức khỏe của bản thân cũng như chẩn đoán được những căn bệnh tiềm ẩn mà những con số khô khan này đang cố gắng cho chúng ta biết.
Có thể bạn đã sử dụng máy đo huyết áp và được thăm khám về huyết áp rất nhiều lần, biết mức nào là "cao" mức nào là "thấp, nhưng cụ thể từng con số trên máy huyết áp đang biểu hiện cho chúng ta điều gì đôi khi lại bị xem nhẹ. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem, chúng là gì nhé!
Thuật ngữ huyết áp
Huyết áp đề cập đến lực mà máu đặt trên thành mạch máu khi tim bơm máu. Các bác sĩ có thể sử dụng huyết áp như một chỉ số về sức khỏe tim mạch của một người.
Những người bị huyết áp cao – hoặc tăng huyết áp – có nguy cơ mắc các vấn đề về tim và tổn thương thành mạch máu.
Huyết áp thấp – hay hạ huyết áp – là dấu hiệu của sức khỏe tốt, nhưng có thể bất thường trong một số tình huống, chẳng hạn như trong khi bị nhiễm trùng nặng.
Nếu huyết áp xuống quá thấp, nó có thể khiến mọi người cảm thấy chóng mặt hoặc nhẹ đầu, và trong trường hợp cực đoan, có thể làm tổn thương lưu lượng máu đến các cơ quan. Hạ huyết áp nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nội tạng và ngất xỉu do mất máu.
Thông thường, một người có thể giữ huyết áp ở mức bình thường bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh, thông qua chế độ ăn uống có chuẩn mực, hạn chế uống rượu, ăn muối, và tập thể dục thường xuyên. Nếu gặp rắc rối với huyết áp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp điều chỉnh nó.
Phân loại các chỉ số huyết áp
Huyết áp có hai con số:
- Huyết áp tối đa hay tâm thu (ứng với số trên ở máy đo huyết áp).
- Huyết áp tối thiểu hay tâm trương (ứng với số dưới ở máy đo huyết áp).
Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo
Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay, thì cách đọc các chỉ số trên máy thường không có khác gì nhau.
- Chỉ số huyết áp ở trên cùng (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm thu): thường ngang với kí tự SYS.
- Chỉ số huyết áp ở phía dưới (biểu thị chỉ số đo huyết áp tâm trương): thường ngang với kí tự DIA.
- Ngoài ra, ở một số máy đo huyết áp còn thể hiện thêm chỉ số đo nhịp tim, kí hiệu là Pulse.
Phân loại bệnh huyết áp thông qua chỉ số
Dựa vào các chỉ số được hiển thị, bạn có thể biết tình trạng huyết áp như thế nào: bình thường, cao hoặc thấp:
- Huyết áp bình thường: dao động từ khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg.
- Huyết áp cao: chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 90.
- Huyết áp thấp: chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 90 và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60.
Lưu ý rằng để xác định một người có bị tăng huyết áp hay không? Thì cần phải đo nhiều lần trong ngày như sáng, trưa, chiều và tối. Đồng thời, phải đo huyết áp ở cả 02 tay sau 05 phút nằm nghỉ, hoặc sau tối thiểu 01 – 02 phút ở tư thế đứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
- Nhịp tim và lực co tim: Tim đập nhanh, mạnh làm tăng huyết áp. Tim đập chậm, lực co tim giảm thì huyết áp giảm.
- Sức cản của mạch máu: Lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa, làm tăng huyết áp. Tuổi già, thành mạch kém đàn hồi gây bệnh cao huyết áp.
- Khối lượng máu: Khi mất máu, khối lượng máu giảm làm huyết áp giảm. Thường xuyên ăn mặn làm áp suất thẩm thấu tăng, tăng thể tích máu gây bệnh cao huyết áp.
- Độ quánh máu: Máu có độ quánh càng cao huyết áp càng lớn, do sự khó lưu thông trong lòng mạch.
Các yếu tố trên giải thích vì sao người già thường có xu hướng mắc bệnh cao huyết áp, vì mạch máu của người già bị lão hóa không còn độ đàn hồi, cộng với chứng xơ vữa động mạch xảy ra, thành mạch không nở ra theo từng chu kỳ đập của tim, khiến áp lực bên trong mạch máu cao hơn mức bình thường.
Tin liên quan
Cách tính huyết áp theo tuổi
Như bạn đã biết, thông thường, ở mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta sẽ có một mức chỉ số huyết áp bình thường tương ứng như vậy. Chỉ số huyết áp chúng ta đã nói bên trên là tiêu chuẩn đối với những người trưởng thành. Nhưng bảng cách tính huyết áp theo tuổi dưới đây sẽ cho bạn biết cụ thể hơn, bạn đang ở độ tuổi nào và huyết áp bình thường là ở mức bao nhiêu. Từ đó giúp bạn biết mình có nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp hay không, đồng thời phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng.
Đây là bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn được tổ chức y tế thế giới công bố trên toàn cầu, vì thế bạn không phải tiến hành tính huyết áp trên cơ thể mà chỉ cần thực hiện dụng cụ đo huyết áp sau đó đem so sánh với các thông số trong bảng bên dưới.
Như vậy, chỉ số huyết áp luôn biểu hiện rõ ràng những bệnh lý về huyết áp mà bạn không thể bỏ qua. Cùng với những phương pháp về kiến thức y học, cộng thêm sự tìm hiểu thông tin thông qua những bài viết thế này, tin rằng trên thế giới sẽ không có ai vướng phải bệnh tật do chủ quan nữa.