Nhắc đến hoa tam thất, có lẽ mọi người sẽ nghĩ nay đến có bài thuốc trong dân gian chữa các bệnh như mất ngủ, giải nhiệt cho những người bị nóng trong, giải độc gan… Thêm một tác dụng nữa mà hầu hết mọi người không biết đó là giảm huyết áp đáng kể.
Hoa tam thất được xem là vị thuốc tiên trong giấc ngủ. Từ xưa, trong Đông y vị thuốc này có vị ngọt, tính hàn, mang lại hiệu quả tốt trong quá trình cải thiện bệnh lý và vô cùng nổi tiếng về những công dụng mà nó mang lại cho sức khỏe người dùng. Ngày nay, thảo dược này còn được nhiều người sử dụng như một thứ trà uống hằng ngày để hỗ trợ giảm huyết áp cho người bệnh huyết áp cao.

Đặc điểm hoa tam thất
Hoa tam thất có màu xanh lục nhạt, kích cỡ 3-5cm. Hoa thường nở bung và to hơn nụ, cẫng tự đài hoa đến nhụy dài và mỏng hơn.
Tam thất sinh trưởng và phát triển ở những nơi là các miền núi cao, địa hình hiểm trở của Việt Nam mà điển hình là vùng cao Tây Bắc như Sapa, Lào Cai, Hà Giang…
Tam thất có hai loại gồm hoa tam thất bắc và hoa tam thất nam. Tam thất bắc được vun trồng khoảng 07 năm thì mới cho được loại củ tam thất dồi dào nguyên chất. Tuy nhiên, để thu hoạch được hoa tam thất, phải đợi khoảng 03 năm. Tam thất bắc có nhiều dưỡng chất tốt hơn tam thất nam. Đặc biệt dược liệu này rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ đau tim…
Thành phần hóa học
- Saponin: Hoạt chất này có chứa nhiều ở trong thành phần của củ tam thất bắc, ngoài ra trong nụ hoa tam thất cũng chứa thành phần dưỡng chất này. Saponin có tác dụng hỗ trợ quá trình chống viêm nhiễm, ngừa lão hóa ở tế bào, tác động tới các hệ thần kinh, hệ tim mạch, … giúp tăng cường chức năng cho tim mạch, ổn định và điều hòa huyết áp.
- Ngoài ra, trong nụ hoa tam thất bắc còn chứa rất nhiều những thành phần hợp chất có nhân Sterol, acid amin, chất Fe, Ca, … mang lại tác dụng cầm máu, tiêu ứ, điều hòa khí huyết, giảm viêm và nhiều công dụng khác.

Tin liên quan
Công dụng của nụ và hoa tam thất
Theo nghiên cứu của Đông y, tam thất mang vị ngọt, hơi đắng, tính vị ấm, đi vào kinh can, vị. Các dược tính có trong tam thất mang lại hiệu quả điều trị nhiều bệnh:
- Hoa tam thất mang lại tác dụng chữa mất ngủ: Hỗ trợ trong điều trị mất ngủ, mê man, mơ sảng, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc (Công dụng nay cao, ứng dụng được cho cả những đối tượng mất ngủ kinh niên).
- Thanh nhiệt cho cơ thể: Dùng mỗi ngày 03 – 05g nụ hoa có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể từ bên trong. Phù hợp dùng cho những ngày mùa hè nóng nực.
- Tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể: Sử dụng tam thất để bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi nhiều bệnh tật.
- Cải thiện trí: Trong thành phần của nụ hoa có chứa nhiều hợp chất có lợi cho trí não, khi dùng với liều lượng hợp lý không những giảm căng thẳng, thư giãn cho hệ thần kinh mà còn cải thiện trí nhớ rất tốt.
- Phòng ngừa ung thư: Chiết xuất từ trong nụ hoa mang tới khả năng ức chế sự hình thành các khối u ác tính, đặc biệt là bệnh u xơ tử cung ở phái nữ.
- Cải thiện sức khỏe cho hệ tuần hoàn, tim mạch: Dược liệu đã được chứng minh là một vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch. Những người bệnh mắc các chứng đau tim, xơ vữa động mạch…
- Hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tiểu đường.
- Giúp người dùng giảm béo, giảm mỡ thừa và đặc biệt hơn cả mang đến cho bạn một cơ thể khỏe đẹp và làn da mịn màng.
- Lợi ích tăng cường chức năng cho gan, giải độc mát gan, giúp hạ men gan, rất tốt cho những người bệnh mắc chứng suy giảm chắc năng gan.

Hoa tam thất trong điều trị huyết áp cao
Đối với người bị huyết áp cao nên dùng hoa tam thất để cải thiện chỉ số huyết áp. Bởi trong thực tế, người bị huyết áp cao sử dụng trà từ thảo dược này không có hiện tượng giảm đột ngột huyết áp, mà hiệu quả sẽ được nhận thấy sau một quá trình sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó, hoa tam thất có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh huyết áp trở lại mức bình ổn và khắc phục được các triệu chứng khó chịu khi tăng huyết áp gây ra. Người bệnh nên sử dụng loại thảo dược này thường xuyên để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn và tránh được nguy cơ tái phát bệnh.
Cách sử dụng: Dùng 02 – 03 gram hoa tam thất, cho vào nước đun sôi và uống như trà mỗi ngày. Uống cho đến khi hết vị đắng thì thay nước khác. Tốt nhất chúng ta nên uống nước này vào lúc sáng và lúc tối trước khi đi ngủ.
Uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể tràn đầy sức sống cho ngày làm việc hiệu quả, và buổi tối sẽ giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, giảm căng thẳng thần kinh.
Lưu ý: Không được để nước sắc qua đêm và không nên sử dụng quá 09 gram mỗi ngày.

Những lưu ý khi dùng dùng hoa tam thất
- Do nụ hoa tam thất làm giảm huyết áp nên những người huyết áp thấp không nên dùng.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 02 tuổi không nên sử dụng.
- Người có thể trạng hàn, có một số hiển hiện như: thấy lạnh trong người, tiêu chảy, bàn tay bàn chân lạnh… Do nụ hoa tam thất có tính mát với những người có những biểu hiện lạnh trong người, thì khi uống nụ hoa không những làm cho cơ thể ấm lên mà còn làm cho cơ thể trở nên lạnh hơn.
- Nữ giới đang hành kinh. Với phụ nữ trong những ngày hành kinh thì những đồ có tính mát không nên sử dụng vì nó có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Người đang bị cảm lạnh. Đặc tính của hoa tam thất có tính lạnh, khi bị lạnh mà dùng sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Sử dụng hoa tam thất để chữa huyết áp cao được dân gian ca tụng là “gặp thầy đúng thuốc”. Vì vậy, người huyết áp cao nên sử dụng thảo dược này mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, đừng bỏ qua những lưu ý riêng khi dùng, bởi gặp kích ứng hoặc tác dụng phụ thì không chỉ nặng thêm cho bệnh huyết áp cao mà còn gây tổn thương cho các cơ quan khác trên cơ thể.
>> Xem thêm: Người bị bệnh huyết áp cao có uống được lá vối không?