Lên máu là tên gọi của “dân gian” về bệnh tăng huyết áp. Đây là căn nguyên của các trường hợp tử vong sớm trong xã hội hiện đại. do đó, mỗi người trong cộng đồng cũng cần tăng cường nhận thức và trang bị kiến thức về bệnh đầy đủ để khỏe mạnh hơn.
Bệnh lên máu còn được gọi là tăng huyết áp. Trong thời buổi hiện nay, tăng huyết áp đang dần phổ biến và nhanh chóng trở thành một trong mười căn bệnh phổ biến nhất thế giới. Trang bị kiến thức và cập nhật thực trạng bệnh sẽ phần nào giúp chúng ta ứng biến kịp thời nếu chẳng may chính mình hoặc người thân vô tình mắc phải.

Bệnh lên máu là gì?
Mức huyết áp của người bình thường khoảng 120/80 mmHg. Trước đây, một người được coi là mắc bệnh lên máu khi chỉ số huyết áp đo được trong 03 ngày liên tiếp lớn hơn 140/90 mmHg. Tuy nhiên theo tin tức cập nhật gần đây thì cơ sở để chẩn đoán tăng huyết áp đã thay đổi, cụ thể trong bảng dưới đây:
Loại huyết áp | Tâm thu (mmHg) | Tâm trương (mmHg) | |
Huyết áp bình thường | < 120 | Và | < 80 |
Huyết áp tăng | 120 - 129 | Và | < 80 |
Bệnh lên máu - Tăng huyết áp giai đoạn 1 | 130 - 139 | Hoặc | 80 - 89 |
Bệnh lên máu - Tăng huyết áp giai đoạn 2 | ≥ 140 | Hoặc | ≥ 90 |
Cơn lên máu cấp tính - Cơn tăng huyết áp cần gọi cấp cứu | >180 | Và/ Hoặc | >120 |
Bảng phân loại bệnh lên máu - Tăng huyết áp (Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2017)
Nguyên nhân gây ra bệnh lên máu
Có tới 90% trường hợp người bệnh lên máu không tìm ra nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát). Một số điều kiện dưới đây có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- Bệnh thận: sỏi thận, viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…
- Bệnh nội tiết: u tủy thượng thận, cường giáp, basedown, bệnh tiểu đường…
- Bệnh tim mạch khác: hẹp động mạch, xơ vữa động mạch…
- Tác dụng phụ của thuốc: thuốc tránh thai, thuốc cường giao cảm…
- Tuổi cao trên 60
- Tiền sử gia đình: có người mắc bệnh mạch vành (nữ dưới 65 tuổi và nam dưới 55 tuổi).
- Lười vận động thể chất
- Chế độ ăn thiếu khoa học: nhiều muối, chất béo, đường
- Yếu tố tâm lý: căng thẳng, lo lắng thường xuyên.

Triệu chứng phát bệnh
Hầu hết những người mắc bệnh lên máu đều sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Cách chính xác nhất để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên. Tuy nhiên, nếu huyết áp tăng cao lên đạt mức 180/120mmHg thì đây được coi là cơn tăng huyết áp kịch phát, người bệnh sẽ gặp phải các những triệu chứng như:
- Đau đầu
- Buồn nôn, nôn mửa
- Chóng mặt, khó chịu trong người
- Mờ mắt, nhìn đôi, nhìn ba
- Chảy máu cam, có máu trong nước tiểu
- Đánh trống ngực, tim đập loạn nhịp
- Khó thở

Bệnh lên máu (tăng huyết áp) nguy hiểm đến đâu?
Nếu tăng huyết áp lâu ngày không được điều trị thì có thể gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm sau:
- Bệnh tim: Tăng huyết áp khiến trái tim phải làm việc nhiều hơn và tốn nhiều sức hơn để có thể bơm máu đi khắp cơ thể, lâu ngày sẽ khiến trái tim dần bị suy yếu dẫn đến một số bệnh lý như hở van tim, cơ tim phì đại, suy tim…
- Bệnh mạch vành: Tăng huyết áp gây tổn thương thành các động mạch vành, thúc đẩy quá trình stress oxy hóa, mở đường cho các mảng xơ vữa hình thành gây tắc hẹp mạch vành, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm
- Bệnh thận: Tăng huyết áp gây tổn thương các động mạch thận, có thể dẫn đến suy thận, viêm thận…
- Đột quỵ não: Áp lực dòng máu tăng cao gây tổn thương các động mạch não, làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người bệnh.
- Suy giảm thị lực: Tăng huyết áp gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc, là nguyên nhân gây suy giảm hoặc mất thị lực nghiêm trọng.

Lối sống thích hợp cho người bệnh lên máu
Lối sống khoa học chính là giải pháp khá an toàn và hiệu quả để ổn định lại mức huyết áp, giúp phòng tránh biến chứng nguy hiểm, cụ thể người bệnh lên máu nên:
- Thăm khám sức khỏe, đo huyết áp thường xuyên.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Ăn nhạt, giảm muối.
- Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt khô, sữa ít béo, thịt gia cầm, thịt cá; nên tránh ăn thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ngọt tổng hợp.
- Tập thể dục, thể thao vừa sức khoảng 150 phút mỗi tuần (tương đương 15 – 30 phút mỗi ngày). Một số bài tập có thể áp dụng là: đi bộ, đạp xe, aerobic, yoga, thiền, làm vườn…
- Tránh thuốc lá, rượu bia, cà phê, các chất kích thích.

Với việc đơn giản là thay đổi lối sống sẽ làm bệnh lên máu (tăng huyết áp) thuyên giảm đến 80%. Vì vậy, ngay từ bây giờ, để điều trị cũng như phòng ngừa tăng huyết áp, bạn hãy tích cực tập trung vào chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và nhận thức nguy hiểm với bệnh. Đừng chủ quan, đừng tiêu cực, sức khỏe tốt hay không, sống thọ hay không là do chính bạn.
Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người cholesterol máu cao.
- Người huyết áp cao.
Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0869 289 838