Tác dụng của nấm linh chi trong điều bệnh trị huyết áp cao

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)
Mục lục [ Ẩn ]

Nấm linh chi được xem là “thần dược” bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe cũng như các bệnh lý, trong đó có huyết áp cao. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng mà còn phụ thuộc nhiều vào nghiên cứu khoa học.

Thời xa xưa, người ta thường xem nấm linh chi như một loại thảo dược quý hiếm mà không phải bất kì tầng lớp nào cũng có thể sỡ hữu, hầu như chỉ vua chúa hoặc những người có địa vị cao mới có thể mua được loại thảo dược này. Tuy nhiên ngày nay, loại nấm ấy đã được phổ biến trên thị trường, mang lại nhiều công dụng tối ưu cho những ai cần điều trị hoặc chữa bệnh, và huyết áp cao là một trong những loại bệnh được khống chế bởi công dụng thần kì của nó.

nấm linh chi điều trị huyết áp cao

Nấm linh chi và bệnh huyết áp cao

Khái quát về nấm linh chi

Linh chi là một loại thảo dược quý hóa gỗ, thuộc họ nhà Nấm lim. Một số loại nấm chỉ sống được một năm nhưng cũng có loại sống rất lâu năm.

Khi mới mọc, cây nấm có màu trắng sữa nhưng lúc già, nấm lại chuyển sang sắc nâu đỏ, nâu sậm hoặc đỏ vàng. Về hình dạng bên ngoài, có cây mũ nấm hình tròn méo, nhăn nheo, có loại giống với hình quả thận hay sừng hươu. 

Chính vì sự khác biệt trên mà nấm linh chi được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Tử chi 
  • Hoàng chi
  • Hắc chi 
  • Xích chi hay Hồng chi 
  • Bạch chi 
  • Thanh chi 

Trong số những loại kể trên thì hồng chi là loại nấm có giá trị dược liệu tốt nhất và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Nấm linh chi được trồng ở nhiều nước. Phổ biến nhất ở Hàn Quốc, rồi đến Nhật Bản và các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam.

Cây ưa sống ở những khu rừng rậm, ẩm mát, có độ cao dưới 1.500m. Nấm chủ yếu phát triển trên thân cây gỗ mục. Vì thế, ở Việt Nam, thảo dược này được tìm thấy ở một số khu vực như Sapa, Tam Đảo, Lâm Đồng, rừng Tiên Phước, Hương Sơn hay vườn quốc gia Bến En ở Thanh Hóa. Những khu vực này tương đối có nhiều rừng rậm.

Ngày nay nấm linh chi đã được ươm cấy thành công và trở thành một trong những loại cây đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển kinh tế ở nhiều nơi.

Nấm linh chi
Nấm linh chi

Thành phần hóa học

Không như nhiều loài nấm khác có hàm lượng nước đến 90%, nấm linh chi tươi chỉ chứa khoảng 75% nước.

Thành phần chủ yếu của nấm linh chi là chất xơ, carbohydrate, chất béo và protein, trong đó tỉ lệ xơ thô là trên 50% khối lượng khô (Mau et al., 2001; Wasser, 2010).

Các nghiên cứu cho thấy thể quả, khuẩn ty và bào tử của nấm có chứa khoảng 400 hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu là các polysaccharide, triterpenoid, nucleotide, acid béo, sterol, steroid, protein/peptide, các nguyên tố vi lượng.

Công dụng của nấm linh chi với bệnh huyết áp cao

Nấm linh chi được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, các bệnh về hen suyễn, suy nhược thần kinh… và trong đó, công dụng làm hạ huyết áp đối với người có bệnh huyết áp cao được đánh giá sự hiệu quả tương đối tốt.

Sở dĩ linh chi có tác dụng này bởi trong thành phần của chúng có chứa germanium, polysaccharides, sterois, axit ganoderic. Đây đều là những hoạt chất quan trọng, chúng có tác dụng ức chế sự tập trung tiểu cầu, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, giúp điều hòa và làm ổn định huyết áp an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, trong thành phần của nấm linh chi có nhiều hoạt chất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu thông qua cơ chế tăng cường mức độ insulin huyết tương. Bên cạnh đó là tăng cường sự trao đổi glucose của gan nên giúp điều hòa huyết áp hiệu quả cho cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Đồng thời, nấm linh chi còn có tác dụng làm giảm độ tạo huyết khối của máu và phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu. Chúng giảm cholesterol xấu và giảm nồng độ mỡ trong máu.

Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại không tốt với những người huyết áp thấp hay người chuẩn bị phẫu thuật. Bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm huyết áp xuống quá thấp, gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.

Các cách sử dụng nấm linh chi trong chữa bệnh huyết áp cao

Đối với những người huyết áp cao thì sử dụng trà nấm linh chi hay những món ăn từ nấm rất hữu hiệu cho quá trình làm hạ và cân bằng huyết áp trong cơ thể. Theo đó, cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện là nấu nước nấm linh chi và sử dụng chúng như một loại trà để thanh nhiệt, giải độc cũng như tốt cho người cao huyết áp, bồi bổ sức khỏe hữu hiệu.

  • Chuẩn bị: 5-10g nấm linh chi đỏ thái lát, 1,5 lít nước, nồi sạch.
  • Cách thực hiện:
    - Bước 1: Cho nấm và nước vào nồi rồi bắc lên bếp, đun với lửa nhỏ.
    - Bước 2: Sau khi nước sôi thì đun khoảng 15 phút, đến khi lượng nước giảm đi ⅓ thì tắt bếp và đổ nước sang bình trà, rồi lại cắt tiếp bã nấm linh chi thành đoạn nhỏ hơn rồi đun tiếp. Hãy đun thêm 01 lần nữa rồi dùng 03 nước có được hòa cùng với nhau.
    - Bước 3: Cho nước vào chai và để vào tủ lạnh rồi sử dụng dần.

Ngoài ra, trong Đông y còn khuyên dùng bài thuốc như sau: Lấy 9g nấm linh chi sắc chung với 6g tam thất để chữa bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, và bổ máu.

Trà linh chi giúp giảm huyết áp

Uống trà linh chi mỗi ngày để mang lại hiệu quả cho bệnh huyết áp cao

Nấm linh chi không chỉ giúp cân bằng huyết áp mà còn bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, để kiểm soát bệnh tốt nhất thì người cao huyết áp cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng như sử dụng thuốc điều trị bệnh chuyên dụng. Thêm vào đó, hãy đo huyết áp thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh của mình ở mức độ tốt nhất.

>> Xem thêm: Giảo cổ lam – Thảo dược quý chữa bệnh huyết áp cao

 

ÍCH ÁP CAO - TỐT CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ích Áp Cao được chiết xuất từ 2 loại thảo dược truyền thống Vương tôn & Giảo cổ lam. Giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giảm cholesterol; hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

ĐẶT MUA ÍCH ÁP CAO NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI 10 TẶNG 1

*
*

Bình luận