Sẽ rất nhiều người thích thú với thời tiết của mùa đông khi được choàng cái chăn ấm và ngủ một giấc ngon lành hay xuýt xoa khi đi ngoài đường nhưng với những người bị cao huyết áp thì họ chẳng hề thích thú với mùa đông một chút nào. Bởi mùa đông đến cũng là lúc mà họ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm do bệnh cao huyết áp gây nên.
Nguyên nhân gây huyết áp cao vào mùa đông
Nhiệt độ thấp làm tăng tiết catecholamin dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim, dẫn đến tăng huyết áp. Đồng thời, catecholamin cũng gây co thắt động mạch vành, làm giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim.
Nhiệt độ thấp nên cơ thể ra mồ hôi ít, khiến cho dung lượng máu tăng lên.
Nếu động mạch vành của bệnh nhân bị tổn thương có thể sẽ gây ra những triệu chứng đau ngực hay gây nhồi máu cơ tim. Huyết áp trong mùa đông có thể tăng cao hơn huyết áp trong mùa hè khoảng 5mmHg, nếu duy trì liên tục mức tăng này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng các bệnh về tim mạch gấp 21%.
Cách phòng ngừa tăng huyết áp trong mùa đông
- Người bệnh tăng huyết áp cần chú ý giữ ấm cho cơ thể
Nói như vậy không có nghĩa là chỉ riêng người bệnh huyết áp mới cần phải giữ ấm cho cơ thể mà với tất cả mọi người, khi nhiệt độ hạ thấp các bạn cần phải có phương pháp để cơ thể không bị nhiễm lạnh. Do đó việc giữ ấm cho cơ thể là vấn đề cần thiết để tránh những tác động xấu của thời tiết làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Riêng với người bệnh huyết áp cao, trong việc giữ ấm cho cơ thể, các bạn nên để tâm đến những việc sau:
+ Ưu tiên việc giữ ấm bàn chân, cổ và đầu.
+ Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, nhất là vào ban đêm. Nếu như có bắt buộc phải ra ngoài thì nên đeo khẩu trang, mặc áo ấm, tránh để cơ thể bị lạnh, bị gió, hay việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho cơ thể người bệnh không thích nghi kịp, dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn là đột tử..
Do đó, trước khi thức dậy sau một đêm dài bạn nên từ từ mở cửa để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài, tránh trường hợp để cơ thể bị sốc nhiệt, sẽ gây tăng huyết áp độ ngột rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tập luyện thể dục thể thao tốt cho người tăng huyết áp
Tập thể chất là một phương pháp rất tốt bệnh nhân có huyết áp cao.
Thường xuyên tập những bài tập luyện nhẹ nhàng được xem là một biện pháp luyện tập hợp lý cho người có huyết áp tăng cao. Bởi vì khi cơ thể tập luyện thành thói quen sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và sức khỏe của người bệnh cũng sẽ tốt hơn, từ đó có đủ khả năng để kháng lại triệu chứng huyết áp tăng cao khi nhiệt thấp, đồng thời giữ cho chỉ số huyết áp bình thường nhất.
Khi tập luyện cũng cần tránh xa những khu vực có nhiều gió, thay vào đó nên chọn nơi thoáng mát nhưng kín gió. Mùa đông thì có thể luyện tập trong nhà để tránh gió lạnh xâm nhập vào cơ thể.
Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tránh luyện tập với cường độ mạnh có thể ảnh hưởng đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể, gián tiếp làm huyết áp tăng cao như: đi bộ, luyện khí công, thái cực quyền, tập dưỡng sinh,…
- Chế độ dinh dưỡng cho người tăng huyết áp
Đây là một trong những điều kiện không kém phần quan trọng góp phần làm giảm huyết áp của người bệnh, bởi nếu chế độ ăn uống của bạn không phù hợp, sẽ làm cho huyết áp tăng cao, từ đó gây ra những nguy hiểm cho người bệnh.
Với bệnh tăng huyết áp, người bệnh nên chọn cho mình các món ăn giàu dinh dưỡng như: thịt nạc, cá, sữa, rau xanh, các loại quả nhiều vitamin D, E, B6, các loại ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu chất béo, có chứa nhiều cholesterol hoặc đường.
Các món ăn hằng ngày nên được chế biến nhạt hơn.
Đặc biệt là người bệnh nên tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất gây kích thích khác, có như vậy thì chỉ số huyết áp của bạn mới giữ được mức chuẩn và ổn định lâu dài được.
- Giữ một tinh thần thoải mái
Tâm lý của hầu hết người bệnh là lo âu, tuy nhiên những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của bạn, khiến nó tăng lên hay hạ xuống theo cảm xúc của bản thân. Thông thường, khi những cảm xúc tâm lý bị thay đổi đột ngột sẽ khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm hơn, do đó, cần giữ cho người bệnh có một tinh thần thoải mái, tránh xa những lo âu, căng thẳng, tức giận và tuyệt đối không gây ra những thay đổi cảm xúc đột ngột cho người bệnh.
Ngoài việc chú ý đến các vấn đề trên, thì người bệnh cao huyết áp cũng cần tuân thủ theo chỉ hướng dẫn của bác sĩ trong việc kiểm tra sức khỏe định kì, hay uống thuốc và điều trị bệnh.
Thời tiết mùa đông hết sức đặc thù và ảnh hưởng đến mức độ ổn định của huyết áp, vậy nên người bệnh cần phải chú ý tới các vấn đề đã được nêu ở trên, để có thể giữ một mức huyết áp ổn định.
- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị
Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về trị số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Trên thực tế, có nhiều người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi đo huyết áp thấy ở mức bình thường, khi nào thấy huyết áp tăng cao thì lại uống. Điều này thực sự nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu dừng, nồng độ thuốc không còn chắc chắn huyết áp lại tăng cao. Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng như xuất huyết não, thường để lại di chứng nặng nề.