Cách kiểm soát tốt huyết áp cao là tuân thủ toa thuốc, tuân thủ nguyên tắc điều trị, thay đổi lối sống và điều cần thiết hơn nữa chính là kiểm soát stress – nguy cơ hàng đầu gây nên huyết áp cao.
Stress (căng thẳng tinh thần) là một phản ứng tự nhiên của não bộ do áp lực của cuộc sống, đồng thời báo hiệu cho cơ thể để chuẩn bị những thích ứng phù hợp. Yếu tố này chính là nguy cơ hàng đầu khiến bệnh huyết áp cao thêm nặng nề hơn. Thay vì cứ để tình trạng căng thẳng luôn diễn ra, người bệnh cần có phương pháp kiểm soát tốt để cải thiện sức khỏe.

Vì sao stress làm tăng huyết áp?
Trong cuộc sống hiện đại, mọi người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress khác nhau, xong phản ứng của cơ thể con người đối với tình trạng căng thẳng quá mức lại giống nhau và thường diễn biến theo các giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn báo động
Khi bộ não của con người tiếp xúc với các yếu tố căng thẳng, hệ thộng thần kinh giao cảm sẽ tăng cường hoạt động làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, trương lục của cơ bắp và làm tăng huyết áp.
Giai đoạn này thường xuất hiện nhanh từ vài giờ, vài phút. Nếu gặp phải yếu tố căng thẳng xảy ra đột ngột, phức tạp và quá sức chịu đựng, thì con người có thể bị đột tử ngay lập tức. Vì thế nếu người bệnh vượt qua được, sẽ chuyển sang giai đoạn thích nghi.
Giai đoạn thích nghi
Ở giai đoạn thứ hai này, đối với những người có sức đề kháng tốt có thể làm chủ được tình huống bất ngờ do stress gây ra, sau khi tăng huyết áp, các chức năng tâm sinh lý sẽ được phục hồi.
Ngược lại, sức đề kháng yếu, quá trình phục hồi không thể xảy ra thì cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.
Giai đoạn kiệt quệ
Giai đoạn kiệt quệ, phản ứng của cơ thể đối với sẽ trở thành bệnh lý khi tình huống stress xảy ra bất ngờ, dữ dội. Các biến đổi tập trung ở giai đoạn báo động sẽ xuất hiện trở lại.

Những biểu hiện nào chứng tỏ bạn đang stress?
Khi bị stress, cơ thể sẽ phát sinh những dấu hiệu như tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu, vã mồ hôi, đau nhiều nơi, nhất là đau ở vùng trước ngực và vùng cơ bắp.
Đồng thời hiện tượng tăng cảm nhận của các cơ quan cảm giác, nhất là thính giác người bệnh trở lên khó chịu, dễ nổi cáu, kích động, tinh thần bất an, rối loạn hành vi…
Vậy kiểm soát stress bằng cách nào?
Để một người huyết áp cao kiểm soát tốt bệnh, kiểm soát stress chính là yếu tố cần thiết và nên làm đầu tiên. Vậy, làm cách nào kiểm soát tốt stress, hãy tiếp tục theo dõi nhé.
1. Tập luyện thể dục thể thao
Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề cho một tinh thần thoải mái. Chính vì vậy, tập luyện thể dục thể thao luôn là khuyến cáo hàng đầu trong tiến trình kiểm soát stress, đồng thời cũng là phương pháp giúp kiểm soát huyết áp cao.
Chỉ cần 30 phút mỗi ngày dành cho tập luyện là bạn đã có thể nâng cao sức khỏe, tránh stress và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tăng huyết áp.
Hãy bắt đầu với những môn thể thao ở mức độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Một khi đã thích ứng, bạn có thể biến tập luyện thân thể thành một thói quen, phần không thể thiếu trong nhịp sống hằng ngày; đồng thời kết hợp thêm những liệu pháp thư giãn tinh thần như thiền định, yoga, thái cực quyền….

2. Tập thích ứng với công việc và cuộc sống
Cách bạn suy nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và phần lớn người bị stress đều do cảm giác bất lực, không thể giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Chính vì vậy, công việc của chuyên gia tâm lý là hỗ trợ bạn thoát ra khỏi khuôn khổ, áp lực, định kiến xung quanh để tìm thấy một quan điểm, tâm niệm mới trước vấn đề mà cuộc sống đặt ra, chẳng hạn như sống cùng bệnh huyết áp cao.
Bạn cũng có thể tự giúp bản thân kiểm soát stress bằng những lưu ý nhỏ sau:
- Học cách nói “không” và tránh xa những tác nhân có thể gây stress;
- Tập nói ra suy nghĩ, cảm xúc của mình thay vì cố gắng dồn nén;
- Sẵn sàng điều chỉnh tiêu chuẩn của bản thân để thích ứng tốt hơn với cộng đồng;
- Bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề để cân bằng cảm xúc và tránh stress quá mức.

3. Mở rộng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội
Lối sống tách biệt khỏi xã hội là biểu hiện thường thấy ở người bị stress. Thay vì tự giam mình trong sự khốn khổ và tuyệt vọng, bạn hãy cho bản thân cảm giác an toàn, thấu hiểu qua việc giao tiếp và chia sẻ với mọi người xung quanh.
Khoa học đã chứng minh, hoạt động giao tiếp góp phần sản sinh ra endorphins, loại hormone giúp não bộ thư giãn, tạm ngưng cơ chế phản ứng với áp lực cuộc sống.
Mặt khác, việc chia sẻ với gia đình, bạn bè đôi khi mang đến cho bạn cái nhìn hoàn toàn mới về căn nguyên gây stress. Tâm sự về khó khăn của bản thân không khiến bạn trở nên yếu đuối hay gánh nặng cho mọi người. Ngược lại, nó giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, gắn kết thêm mối quan hệ xã hội và hòa đồng hơn vào nhịp sống xung quanh.

4. Thăm khám với các chuyên gia tâm lý
Mỗi người trong chúng ta luôn phản ứng khác nhau trước áp lực cuộc sống. Có người sẽ bỏ ăn, trầm cảm nhưng cũng có người thấy đau đầu, tức ngực hay thậm chí là huyết áp ngày càng tăng cao không thể kiểm soát. Chính vì vậy, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.
Sau quá trình tìm hiểu, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định đây là stress tạm thời hay kéo dài; đâu là căn nguyên của nó; ảnh hưởng đang ở mức nào. Họ cũng sẽ ngăn bạn sa vào những cách đối phó tiêu cực trước căng thẳng tinh thần như: ăn uống liên tục, tìm đến bia rượu, trút giận lên người khác, tách mình khỏi xã hội… Chẩn đoán của bác sĩ sẽ là nền tảng vững chắc trước khi bạn bắt đầu hòa mình vào xã hội trong tương lai.

Kiểm soát tốt stress ngay từ khi biết mình bị cao huyết áp là cách giúp người bệnh thoát khỏi những rủi ro. Khi bạn có một tinh thần thỏa mái, một suy nghĩ lạc quan thì quá trình điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Do đó, hãy tập kiểm soát căng thẳng ngay từ bây giờ bạn nhé!
>> Xem thêm: Nghe nhạc, thư giãn là "phương thuốc" chữa huyết áp cao hiệu quả
Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người cholesterol máu cao.
- Người huyết áp cao.
Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0869 289 838