Huyết áp tâm thu đóng vai trò rất lớn trong quá trình duy trì mức ổn định của huyết áp cơ thể. Vì thế, nếu một ngày cơ thể bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc tức là biểu hiện rất nguy hiểm của huyết áp cao. Nguy hiểm đến mức nào thì mời bạn đọc bài viết.
Huyết áp có hai chỉ số là huyế áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Hiện nay có rất nhiều trường hợp bệnh huyết áp cao nhưng chỉ cao một chỉ số, đặc biệt là chỉ số tâm thu, được gọi là tăng huyết áp đơn độc. Vậy tăng huyết áp tâm thu đơn độc có nguy hiểm không, nguy hiểm ở mức độ nào và giải pháp điều trị hiệu quả là gì?
Mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp tâm thu đơn độc?
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì?
Bệnh xảy ra khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa – chỉ số trên khi đo huyết áp) của một người liên tục cao hơn hoặc bằng 140 mmHg, trong khi huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu – chỉ số dưới khi đo huyết áp) lại nằm trong ngưỡng cho phép (dưới 90 mmHg). Tình trạng bệnh này thường hay gặp ở độ tuổi ngoài 50 và trên thực tế, có nhiều nghiên cứu, thống kê cho thấy có đến 60% bệnh nhân tăng huyết áp có tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Trước đây, nền y học chủ yếu tập trung nghiên cứu và điều trị các trường hợp tăng huyết áp tâm trương đơn độc mà dường như bỏ quên tác hại của tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Tuy nhiên hiện nay với tiến bộ của y học, các chuyên gia dần hiểu thêm về sự tác động của các đợt tăng huyết áp tâm thu đối với cơ thể và biến chứng tiềm ẩn căn bệnh này, từ đó đề ra cách phòng tránh, điều trị phù hợp.
Tin liên quan
Các nguy cơ và nguyên nhân
Cũng tương tự như bệnh tăng huyết áp, các trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường không biểu hiện các triệu chứng cụ thể, nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng.
Tăng huyết áp tâm thu làm cản trở luồng máu lưu thông lên não, gia tăng nguy cơ nhồi máu não, làm ảnh hưởng chức năng tim mạch và có liên hệ đến hiện tượng suy tim hay nhồi máu cơ tim. Chúng còn làm tổn thương động mạch thận, làm ảnh hưởng đến hoạt động lọc máu tại thận mà có thể gây suy thận. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh cũng tác động xấu đến mắt, gây nhìn mờ, và làm suy giảm hoạt động tình dục.
Nguyên nhân gây ra bệnh này hiện vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Cũng như tăng huyết áp thông thường thì tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng phần lớn là tăng huyết áp vô căn. Người ta cũng chỉ đưa ra các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện căn bệnh này. Trong đa số trường hợp, bệnh hình thành do sự lão hóa của hệ thống các động mạch khi cơ thể chúng ta già đi. Hệ thống động mạch này dần trở nên xơ cứng, mất độ đàn hồi cần thiết, xuất hiện nhiều mô sẹo, làm cản trở dòng máu. Ở người trên 50 tuổi, mạch máu bị xơ vữa là nguyên nhân chính khiến cho huyết áp tâm trương giảm xuống dưới 90 mmHg trong khi huyết áp tâm thu lại tăng lên lớn hơn 140 mmHg.
Trong một số trường hợp khác, bệnh có thể là hậu quả của những nguyên nhân khác như: chứng thiếu máu, hiện tượng tăng hoạt động ở tuyến giáp trạng hoặc thượng thận hay thậm chí là cả bệnh ngưng thở khi ngủ.
Điều trị thế nào?
Khi bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc thì hướng điều trị sẽ phức tạp hơn bệnh tăng huyết áp thông thường. Bệnh nhân cần đo huyết áp thường xuyên và gặp bác sĩ sớm để điều trị. Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, đưa huyết áp tâm thu xuống < 150 mmHg, và giữ cho huyết áp tâm trương không xuống thấp hơn mức 70 mmHg được xem là kiểm soát thành công trong quá trình điều trị bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi thói quen sống lành mạnh cũng là là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát tốt huyết áp tâm thu của mình.
- Ăn đậu phộng (lạc) giúp duy trì chức năng mạch máu bình thường thay vì nạp chất béo bão hòa từ những loại thực phẩm khác tác động xấu tới tim mạch.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega – 3 giúp chống lại sự suy giảm của sức khỏe.
- Kết hợp ăn mặn và ăn chay bởi việc hạn chế ăn thịt sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Vì thế hãy thay thế một lượng thực phẩm từ thịt động vật bằng thực vật để đảm bảo sức khỏe tim mạch hơn.
- Bổ sung vitamin D để hạn chế tác động do tuổi tác khiến cơ thể bị lão hóa – một trong những nguyên nhân giảm độ đàn hồi của thành mạch máu.
Nhìn chung, bệnh huyết áp không phân biệt nặng hay nhẹ mà lơ là trong cách điều trị cũng như theo dõi sát sao. Đã gọi chung là bệnh thì cần phải ngay lập tức chữa trị để ổn định và đem lại kết quả khỏe mạnh cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với tăng huyết áp tâm thu đơn độc sẽ có nhiều yếu tố nguy hiểm hơn, vì vậy trong quá trình kiểm soát lâu dài, bệnh nhân cần nhất định tuân thủ nguyên tắc khám chữa bệnh và luôn đo huyết áp tại nhà mỗi ngày để biết được mức độ chỉ và xử lý ngay nếu có trường hợp bất thường xảy ra.
>> Xem thêm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì? Cách phân biệt?
Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.
Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người cholesterol máu cao.
- Người huyết áp cao.
Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0869 289 838