Ăn nhiều thực phẩm giàu kali giúp điều hoà huyết áp – bạn có biết?

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)
Mục lục [ Ẩn ]

Người bệnh cao huyết áp được khuyến cáo phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali giúp điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, thực phẩm nào giàu kali, lượng kali cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu thì an toàn cho người bệnh?

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hàng ngày, tập luyện tinh thần lạc quan sẽ khiến cơ thể người bệnh huyết áp cao khỏe mạnh. Chuyên gia cho rằng, thực phẩm giàu kali sẽ cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình ấy, vì sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.

Thực phẩm giàu kali sẽ giúp điều hòa huyết áp?
Thực phẩm giàu kali sẽ giúp điều hòa huyết áp?

Tại sao người cao huyết áp cần bổ sung thực phẩm giàu kali?

Kali là một khoáng chất phong phú thứ ba trong cơ thể, nó được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày. Nó là một trong những loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Đồng thời, kali cũng là một chất điện phân, chất dẫn xung điện thần kinh khắp cơ thể.

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Một chế độ ăn với các loại thực phẩm giàu kali có thể làm giảm huyết áp bằng cách giúp cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa. Nồng độ natri cao có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt đối với những người có huyết áp cao.

Một phân tích của 33 nghiên cứu cho thấy khi những người bị huyết áp cao tăng lượng kali, huyết áp tâm thu của họ giảm 3,49 mmHg, trong khi huyết áp tâm trương của họ giảm 1,96 mmHg.

Trong một nghiên cứu khác bao gồm 1.285 người tham gia ở độ tuổi 25 – 64, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhiều kali nhất đã giảm huyết áp, so với những người ăn ít nhất.

Ăn nhiều thực phẩm nhiều kali sẽ tốt cho người huyết áp cao
Ăn nhiều thực phẩm nhiều kali sẽ tốt cho người huyết áp cao

Những thực phẩm nào giàu kali?

Nguồn kali phổ biến nhất từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu kali bao gồm: bơ, khoai lang, rau bina, dưa hấu, nước dừa, đậu trắng, đậu đen, bí đao, khoai tây, củ cải đường, lựu, chuối, cam và nước cam, cá hồi.

Cụ thể được phân tích như sau:

1. Trái cây và rau - củ - quả

Loại trái cây chứa hàm lượng kali lớn nhất phải kể đến là chuối chín, có khoảng 478 mg kali trong 01 quả chuối.

Ngoài ra, nhiều loại trái cây tươi khác như cam, dưa hấu, dưa lê, bơ, bưởi; hoa quả sấy như mận, nho khô; nước ép, sinh tố trái cây đều là những thực phẩm giàu kali có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp.

Một nguồn cung kali và chất xơ mà bất cứ ai cũng đều có thể sử dụng là các loại rau lá xanh như rau chân vịt, bông cải (súp lơ) xanh, măng tây…

Các loại củ quả tươi như: dưa leo (dưa chuột), cà tím, cà chua, củ cải, bí ngô, các loại khoai… Thậm chí nước ép từ lá cần tây thường dùng làm rau thơm cho các món ăn cũng là nguồn bổ sung kali không thể bỏ qua.

Hàm lượng kali sẽ có nhiều trong rau củ quả
Hàm lượng kali sẽ có nhiều trong rau củ quả

2. Các loại hải sản

Các loại hải sản thường chứa hàm lượng kali - natri lớn như: ngao, cá ngừ, cá hồi, cá bơn, cá tuyết…

  • Trong 100g ngao chứa tới 534 mg kali; có 487 mg kali/28g cá hồi; lượng này ở cá ngừ đóng hộp là 365mg/hộp.

Ngoài ra trong các loại cá còn chứa hàm lượng lớn omega 3 – một chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm các triệu chứng của cao huyết áp.

Kali có nhiều trong cá
Kali có nhiều trong cá

3. Các loại sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong các loại thực phẩm giàu kali không thể thiếu dành cho người cao huyết áp. Bạn chỉ cần sử dụng một hộp sữa chua thông thường cũng có thể bổ sung tới 573 mg kali, đáp ứng khoảng 12% nhu cầu cơ thể mỗi ngày.

Một lưu ý cho người bệnh cao huyết áp là nên sử dụng các loại sản phẩm từ sữa không đường hoặc chứa ít đường. Bởi đường cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh lý ảnh hưởng tim mạch.

Sữa cũng cung cấp hàm lượng kali dồi dào
Sữa cũng cung cấp hàm lượng kali dồi dào

4. Các loại đậu

Để cung cấp kali cho cơ thể thì các loại đậu cũng là một lựa chọn hợp lý. Một số loại đậu thích hợp cho người bệnh như: đậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu ngự lima, đậu cúc pinto… Với 1 cốc đậu chứa tới 354mg kali, ngoài ra có các chất giúp hạ cholesterol và chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

5. Các loại thực phẩm giàu kali khác

Ngoài những nhóm thực phẩm trên thì bạn có thể tìm đến các loại thực phẩm giàu kali khác như:

  • Các loại muối làm mặn thay thế muối Natri để giúp hạ huyết áp.
  • Gạo lứt, gạo dại, bánh mì – ngũ cốc nguyên cám.
  • Socola đen chứa tới 70% kali hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.
Socola đen cũng chưa 70% kali
Socola đen cũng chưa 70% kali

Nhu cầu kali mỗi ngày cho người cao huyết áp

Các thực phẩm giàu kali có vai trò đặc biệt quan trọng với người bệnh cao huyết áp. Vậy nhu cầu về những thực phẩm có chứa kali hàng ngày là bao nhiêu?

Ở một người bình thường, nhu cầu kali là khoảng 4.700mg/ngày. Nhưng với người mắc bệnh cao huyết áp thì lượng cung cấp kali giai đoạn đầu điều trị sẽ lớn hơn 4.700mg/ngày, tùy theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi huyết áp đã ổn định hơn thì có thể cung cấp đủ lượng của một người bình thường.

Tuy nhiên, với những người bị huyết áp thấp hay bị bệnh thận thì cần giảm lượng kali. Bởi kali sẽ tích tụ lại gây quá sức cho hệ bài tiết làm suy thận và sẽ bị phản tác dụng. Lượng kali trong khẩu phần ăn cũng có thể dao động ở các mùa nghèo rau củ quả.

Nhu cầu kali mỗi ngày là 4.700 mg
Nhu cầu kali mỗi ngày là 4.700 mg

Tóm lại, thực phẩm giàu kali đóng vai trò rất lớn trong việc giúp người cao huyết áp chống lại sự tăng giảm đột ngột của bệnh. Để có một cơ thể khỏe mạnh và huyết áp được điều hòa thì người bệnh nên lựa chọn trong chế độ ăn những thực phẩm chứa hàm lượng kali dồi dào như đã nói bên trên. Hi vọng bài viết này đã phần nào giúp người bệnh thoát khỏi những phân vân và khó khăn trong quá trình lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của riêng mình!

>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người cao huyết áp

 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
  • Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.

dược liệu Giảo cổ lam

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Ích Áp Cao - Tốt cho người cao huyết áp

Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp

CÔNG DỤNG:

  • Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

  • Người cholesterol máu cao.
  • Người huyết áp cao.

>> Đặt hàng <<

Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!

Hotline: 0869 289 838

ÍCH ÁP CAO - TỐT CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ích Áp Cao được chiết xuất từ 2 loại thảo dược truyền thống Vương tôn & Giảo cổ lam. Giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giảm cholesterol; hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

ĐẶT MUA ÍCH ÁP CAO NGAY ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI 10 TẶNG 1

*
*

Bình luận