Huyết áp cao là bệnh mạn tính, người bệnh phải dùng thuốc cả đời để kiểm soát chỉ số huyết áp trong ngưỡng an toàn và phòng tránh các biến chứng của bệnh. Vậy các loại thuốc huyết áp cao nào đang được sử dụng trong điều trị huyết áp cao phổ biến nhất hiện nay?
Nếu đã xác định được bản thân đang bị bệnh huyết áp cao, bạn phải đồng hành cùng thuốc theo toa của bác sĩ đã chỉ định. Những loại thuốc huyết áp cao nào đang được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị? Và việc sử dụng thuốc mỗi ngày theo định lượng bao nhiêu? Cần phải lưu ý điều gì? Mời đi cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu nhé.

Thuốc huyết áp cao phải uống như thế nào?
Bảng phân loại mức độ huyết áp
Phân độ huyết áp | Huyết áp tâm thu (mmHg) |
| Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Huyết áp tối ưu | <120 | và | <80 |
Huyết áp bình thường | 120 - 129 | và /hoặc | 80 - 84
|
Tiền tăng huyết áp | 130 - 139 | và /hoặc | 85 - 89 |
Tăng huyết áp độ 1 | 140 - 150 | và /hoặc | 90 - 99 |
Tăng huyết áp độ 2 | 160 - 179 | và /hoặc | 110 - 109 |
Tăng huyết áp độ 3 | ≥180 | và /hoặc | ≥110 |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc | ≥140 | và | <90 |
Bảng phân loại mức độ huyết áp theo chỉ số
Tin liên quan
Tác dụng của thuốc đối với bệnh nhân huyết áp cao
Phác đồ điều trị sẽ căn cứ vào chỉ số huyết áp sau khi đo để dùng thuốc ở mức độ nào. Đối với người bệnh huyết áp cao mức độ 03 trở về sau, thuốc là một thứ đồng hành và đi cùng năm tháng. Trong đó, huyết áp cao mức độ 01 – 02, chỉ dùng thuốc nếu không thể kiểm soát được chỉ số sau quá trình tích cực thay đổi lối sống.
Thuốc huyết áp cao được sử dụng để ổn định lại chỉ số của huyết áp, khống chế không để chúng đột ngột tăng cao hoặc biến đổi ở mức không thể điều chỉnh. Phải cần tuân thủ theo toa thuốc và các hướng dẫn cụ thể từ y bác sĩ để tránh các trường hợp sốc thuốc hoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn, trừ trường hợp do cơ địa kháng thuốc.

Tiến trình điều trị và các loại thuốc huyết áp cao
Bệnh nhân huyết áp cao được chẩn đoán dựa vào phân loại chỉ số như đã nêu trên, sau đó người bệnh sẽ được kiểm tra thêm về yếu tố tim mạch trước khi đưa ra phác độ điều trị thích hợp. Nếu bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch, tiến trình điều trị sẽ đơn giản hơn, còn nếu người bệnh có những biểu hiện tim mạch, đồng thời lại có chỉ số huyết áp cao thì phải dùng thuốc ngay, kết hợp tích cực thay đổi lối sống, kiểm soát các nguy cơ phát bệnh.
Các nhóm thuốc huyết áp cao theo tiến trình phân bổ như sau:
1. Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu giúp thận đào thải bớt lượng nước dư thừa và muối (natri) ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm lưu lượng máu đi qua lòng mạch và làm hạ huyết áp.
Thuốc lợi tiểu có nhiều tác dụng phụ, chúng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể và gây ra hiện tượng chuột rút ở bắp chân, mệt mỏi. Tác dụng phụ ít gặp hơn thường gặp ở người sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày là làm tăng lượng đường trong máu, tăng acid uric máu hay gây mất cân bằng điện giải (giảm nồng độ kali và magiê, do bị thải trừ qua nước tiểu). Vì vậy, nếu như người bệnh có bệnh lý khác đi kèm như tiểu đường hoặc gout thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên bổ sung thêm hoa quả và rau xanh như chuối, nước dừa để tăng kali trong cơ thể.
Có 03 nhóm phổ biến bao gồm:
Lợi tiểu thiazide:
- Hydrochlorothiazide
- Indapamide
Lợi tiểu tác động lên quai Henle:
- Furosemide
Lợi tiểu giữ kali
- Spironolactone

2. Thuốc chẹn kênh canxi
Sự vận chuyển dòng ion canxi đi vào và đi ra khỏi tế bào là cần thiết cho tất cả các cơn co thắt của cơ bắp. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi sẽ giúp chặn dòng ion canxi, không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, từ đó gây giãn mạch, làm giảm áp lực máu và giúp hạ huyết áp.
Nhóm này bao gồm các thuốc gốc phần lớn có đuôi là “dipine”.
Loại Dihydropyridine (DHP) bao gồm:
- Amlodipine
- Felodipine
- Lacidipine
- Nicardipine SR
- Nifedipine Retard
- Nifedipine LA
Loại Benzothiazepine có:
- Diltiazem
Loại Diphenylalkylamine gồm:
- Verapamil
- Verapamil LA

3. Tác động lên hệ renin angiotensin
Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC)
Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sản xuất angiotensin II - một loại hormone có tác dụng làm co mạch máu và dẫn đến cao huyết áp. ƯCMC là nhóm thuốc được sử dụng nhiều tại Việt Nam, vì hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp, nhất là khi một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp không hiệu quả. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn ngừa suy tim do bệnh huyết áp.
Nhược điểm lớn nhất ở nhóm này là gây ho khan, giảm cảm giác ngon miệng. Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp là nổi mề đay, tổn thương thận.
Không dùng cho phụ nữ có thai và dự kiến mang thai trong thời gian sử dụng thuốc.
Loại ức chế men chuyển (ƯCMC), nhóm này có chung đuôi “pril”:
- Benazepril
- Captopril
- Enalapril
- Imidapril
- Lisinopril
- Perindopril
- Quinapril
- Ramipril

Thuốc huyết áp cao Benazepril
Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ƯCTT)
Nếu như nhóm ức chế men chuyển tác động ức chế sản xuất angiotensin - hormon làm co mạch, thì nhóm này lại tác động đến angiotensin II bằng cách ức chế tác động co mạch của chúng, từ đó giúp giảm huyết áp. Nhóm này được cho là an toàn vì ít tác dụng phụ, nhưng giá thành khá cao, nên nhiều người bệnh không có điều kiện sử dụng.
Loại ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II (ƯCTT), các loại thuốc gốc có chung đuôi “sartan”:
- Candesartan
- Irbesartan
- Losartan
- Telmisartan
- Valsartan

Thuốc huyết áp cao Telmisartan
4. Chẹn bêta giao cảm
Nhóm thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim và giảm sức co bóp của tim. Do đó tim sẽ bơm ra một lượng máu ít hơn vào động mạch sau mỗi nhịp đập và làm giảm huyết áp.
Hiệu quả hạ huyết áp của nhóm này không cao và có nhiều tác dụng không mong muốn như: gây mất ngủ hoặc mệt mỏi, lạnh đầu chi, trầm cảm, và làm tăng nặng tình trạng co thắt phế quản ở người mắc bệnh viêm tắc phế quản phổi.
Hiện nhóm này chỉ được sử dụng trong những trường hợp tăng huyết áp có chỉ định bắt buộc chẹn beta, đó là tăng huyết áp có kèm theo các bệnh: động mạch vành, suy tim, loạn nhịp nhanh, tăng nhãn áp hay tăng huyết áp thai kỳ.
Được chia thành các nhóm có đuôi “olol” như sau:
Loại chẹn bêta chọn lọc β1:
- Atenolol
- Bisoprolol
- Metoprolol
- Acebutolol
Loại chẹn cả bêta và anpha giao cảm:
- Labetalol
- Carvedilol
Loại chẹn bêta không chọn lọc:
- Propanolol

5. Chẹn anpha giao cảm
Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone có tên gọi là catecholamin. Chúng sẽ gắn kết với các thụ thể alpha adrenergic ở trên mạch máu và làm co mạch, từ đó gây tăng huyết áp.
Nhóm thuốc chẹn alpha sẽ giúp ngăn các catecholamin liên kết với các thụ thể alpha và làm giảm huyết áp. Chúng gồm có:
- Doxazosin mesylate
- Prazosin hydrochloride

6. Tác động lên hệ giao cảm trung ương
Các loại thuốc này giúp ngăn chặn não gửi tín hiệu sản xuất catecholamin, từ đó hạn chế co mạch máu, giảm áp lực máu và làm giảm huyết áp. Bao gồm:
- Clonidine
- Methyldopa

7. Giãn mạch trực tiếp
Trực tiếp tác động làm giãn các mạch máu, đặc biệt là tiểu động mạch (động mạch nhỏ). Điều này cho phép máu lưu thông một cách dễ dàng hơn và kết quả là làm giảm huyết áp. Nhóm này có tác dụng hạ áp mạnh nhưng lại có nhiều tác dụng không mong muốn, nên hiện nay ít dùng, chỉ dùng khi tăng huyết áp đề kháng các loại khác. Gồm có:
- Hydralazine
- Loniten

Trên đây là những loại thuốc điều trị huyết áp cao thường dùng trong y khoa. Ngoài những loại phổ biến này, trên thị trường cũng có rất nhiều các loại thuốc mang hiệu quả tương tự, tuy nhiên, dù sử dụng thuốc huyết áp cao nào thì điều tiên quyết trong điều trị là sự cho phép của bác sĩ. Nếu không có sự đồng ý của bác sĩ tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi, ngoài việc không mang lại hiệu quả còn gây tác dụng phụ nguy hiểm khác.
>> Xem thêm: Trị huyết áp cao – thế nào mới là đúng cách?
Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.

Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người cholesterol máu cao.
- Người huyết áp cao.
Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0869 289 838