Có nhiều loại trà thảo mộc mang đến công dụng điều hòa huyết áp như trà hoa cúc, trà gạo lứt, trà bụp giấm… Trong đó, trà xanh được cho là một trong những loại trà được sử dụng thường xuyên và cũng có tác dụng bình ổn huyết áp. Điều này đúng hay sai?
Trà xanh được giới trẻ hiện nay thường xuyên dùng làm nước uống để đẹp da, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, còn một nhận định khác cho rằng, uống chè xanh mỗi ngày sẽ bình ổn huyết áp. Thực hư thế nào, mời xem ngay nội dung dưới đây.
Trà xanh với sức khỏe đời sống
Trên thực tế, trà xanh có rất nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe như:
- Ngăn chặn sự phát triển của ung thư;
- Phòng ngừa bệnh tim mạch;
- Hỗ trợ quá trình giảm cân cho phái đẹp;
- Giảm thiểu các khả năng mắc bệnh tiểu đường;
- Hạn chế tái phát cơn đau viêm khớp do bệnh gout;
- Phá huỷ các vi khuẩn gây mảng bám trên răng, giúp bạn ngừa sâu răng hiệu quả;
- Tiêu diệt virus cảm cúm, tăng cường sức đề kháng;
- Giảm các tổn thương trên da khi tẩy lông;
- Đánh bay mùi hôi chân;
- Chăm sóc da mặt.
Trà xanh và cao huyết áp
Trà xanh có tác dụng hạ huyết áp cực kỳ hiệu quả, việc uống nước chè xanh có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp xuống đến 65%.
Để chứng minh trà xanh thực sự có tác dụng trong việc điều trị huyết áp cao, một nghiên cứu với sự tham gia của 1.500 người được tổ chức tại Đại Học quốc gia Cheng Kung, Tainan, Đài Loan được thực hiện. Tất cả những người tham gia được cho uống 120 đến 599 mililit trà mỗi ngày trong thời gian ít nhất 01 năm.
- Kết quả thu được là có đến 46% giảm các biến chứng do huyết áo cao gây ra, đặc biệt hơn, những người uống trên 600 mililit trà mỗi ngày có thể hạ thấp nguy cơ tăng huyết áp xuống dưới 65%.
Lý giải kết quả này, các nhà khoa học cho biết, trong trà xanh có hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có chất flavonoid có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ - những biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao.
Ngoài ra, lượng tannin có trong trà xanh sẽ giúp hỗ trợ niêm mạc ống tiêu hóa, tích cực sản sinh các vi khuẩn có ích cho đường ruột để hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Cách sử dụng trà xanh cho người cao huyết áp
Chỉ một chén trà nhỏ nhưng ẩn chứa bên trong đó rất nhiều công dụng, nào là giảm cân, lợi tiểu, chống lão hóa, giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm stress đặc biệt, giảm mỡ máu, những hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người cao huyết áp có thể thoải mái uống trà xanh.
Bất kỳ một loại thảo dược nào tốt không có nghĩa là dùng nhiều cũng tốt. Trà xanh cũng vậy, người bị cao huyết áp hay người bình thường và không đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng không nên uống trà xanh thay nước lọc hằng ngày. Chỉ nên uống 1 – 2 ly mỗi ngày, quá lạm dụng sẽ dẫn đến táo bón (do chất chát trong trà), nam giới dễ bị mệt mỏi, liệt dương (do trong trà quá nhiều sắt).
Ngoài ra, khi dùng trà xanh để bình ổn áp, bạn nên chọn búp chè non, những búp còn tươi mới để dùng, không nên dùng lá và đã phơi khô. Cách pha trà cũng nên vừa đủ lượng chè, không pha quá đặc, vì trong trà xanh chứa caffein, có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, gây mất ngủ.
Những lưu ý khi dùng trà xanh
Mặc dù tốt cho người cao huyết áp, tuy nhiên khi dùng trà xanh làm món trà giảm huyết áp, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Không uống trà xanh khi đói để tránh tăng axit dạ dày gây buồn nôn, táo bón;
- Tránh uống trà lạnh để không gây đình trệ khí, tiết nhiều đờm;
- Tránh uống trà để quá lâu/để qua đêm vì trà để lâu sẽ bị oxy hóa và nhiễm vi khuẩn có hại;
- Tránh pha trà lại nhiều lần để tránh làm trà mất đi dưỡng chất;
- Tránh uống trà trước bữa ăn để không làm loãng dịch vị;
- Tránh uống trà ngay sau bữa ăn để không làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng và ức chế khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể;
- Lý tưởng nhất là uống nước trà xanh trước và sau khi ăn 1 giờ đồng hồ;
- Không dùng nước trà để uống thuốc vì axit tannic trong trà sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc;
- Tránh uống trà quá đặc để không gây hưng phấn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch và thần kinh;
- Phụ nữ không nên uống trà trong thời kì “đèn đỏ” để tránh bị mất máu nhiều hơn;
- Một số tác dụng phụ mà trà xanh có thể mang lại, bạn nên chú ý trong thời gian sử dụng: thiếu máu, loãng xương, đau dạ dày, ảnh hưởng thai nhi, tác dụng với thuốc…
Như vậy, ngoài việc giúp bình ổn huyết áp cho người huyết áp cao, trà xanh còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đời sống. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cũng nên lưu ý cụ thể những vấn đề cần tránh để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trên cơ thể chính mình nhé!
Bạn biết không? Để điều trị bệnh huyết áp cao hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay là khi sử dụng thuốc Tây điều trị huyết áp cao nên phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện chỉ số huyết áp, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn, kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao như: giảo cổ lam, hoa hoè, tỏi, cần tây, lá vối,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ hai loại thảo dược truyền thống Giảo cổ lam & Vương tôn đã kết hợp trong viên uống Ích áp cao, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh huyết áp cao hiệu quả.
Ích áp cao – Tốt cho người cao huyết áp
CÔNG DỤNG:
- Hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ hạ huyết áp.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
- Người cholesterol máu cao.
- Người huyết áp cao.
Số ĐKSP: 12073/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2088/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để huyết áp cao luôn là nỗi bất an của bạn, nhấc máy liên hệ ngay đến chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn về bệnh của bạn nhé!
Hotline: 0869 289 838